Giai thoại Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phượng Hoàng Cổ Trấn – tọa lạc ở huyện Phượng Hoàng, phía Tây tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc – là một trong những địa danh nổi tiếng được thiên nhiên ưu ái ban cho vẻ đẹp hùng vĩ của núi non, sông nước. Phượng Hoàng trong giai thoại của Trung Quốc là loài chim thần thoại mang điềm lành, và chúng là loài chim bất tử có thể tái sinh từ ngọn lửa. Có truyền thuyết kể rằng trước đây từng có hai con Phượng Hoàng bay qua vùng đất này và đắm chìm trong khung cảnh yên bình, thơ mộng tựa chốn tiên cảnh nên lưu luyến không muốn rời đi. Từ đó người ta đặt tên thị trấn cổ xưa này là ‘Phượng Hoàng Cổ Trấn’.
 
Phượng Hoàng Cổ Trấn 01

Ghé thăm Phượng Hoàng Cổ Trấn, du khách bị ấn tượng bởi không khí huyền bí, cổ xưa và nguyên thủy của kiến trúc nơi đây. Vẻ đẹp mỹ miều và truyền thống của Phố cổ Phượng Hoàng vẫn thu hút du khách trên toàn thế giới quanh năm, nhưng thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm thị trấn cổ này là vào tháng 7 đến tháng 9, khi tiết trời bắt đầu dễ chịu và ánh nắng cũng bớt gay gắt. Thời điểm này cũng là mùa cây đổi màu lá và du khách có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của cổ trấn.
 
Phượng Hoàng Cổ Trấn 09
 
Phượng Hoàng Cổ Trấn 02

Phượng Hoàng Cổ Trấn giống như chốn tiên cảnh bao bọc bởi một màu xanh của núi non, cây cối và yên bình bên dòng sông Đà Giang. Những cây cầu trên mặt nước và những ngôi nhà cổ được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Trung Hoa với những đường nét hài hòa, nổi bật bởi màu đỏ của nước sơn trên gỗ và tường thường được khắc họa trong các bức tranh truyền thống của người Trung Quốc. Du khách sẽ cảm nhận được phong cảnh thơ mộng tựa trong tranh khi sương mù bao phủ toàn cổ trấn vào sáng sớm hoặc sau cơn mưa.
 

Những ngôi nhà ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Phượng Hoàng Cổ Trấn không chỉ dựa vào vẻ đẹp tự nhiên của núi non sông nước để thu hút du khách, mà thị trấn cổ xưa này còn hấp dẫn nhiều người nhờ những ngôi nhà, cây cầu cổ xưa, hay đình chùa mang dấu ấn lịch sử lâu đời kéo dài tới 1.300 năm.
 
Phượng Hoàng Cổ Trấn 03

Theo sử ghi lại, Phượng Hoàng được xây dựng dưới thời Đường vào những năm 686. Đến thời Minh - Thanh (giai đoạn 1368 – 1644), vùng đất này nhanh chóng trở thành một trung tâm chính trị, văn hóa và quân sự lớn của Trung Quốc.

Phượng Hoàng là nơi sinh sống chủ yếu của người Miêu, người Thổ Gia và người Hán. Toàn bộ những kiến trúc cổ lớn của Phượng Hoàng còn giữ lại cho đến nay đa phần đều là công xây dựng từ thời nhà Thanh (1644 – 1911), do người Hán và người Miêu hoàn thiện.

 
Phượng hoàng Cổ Trấn 04

Phượng Hoàng Cổ Trấn là một ví dụ tuyệt vời về những ngôi làng cổ còn duy trì nét cổ xưa trong công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc. Từng con hẻm, lối đi ở cổ trấn đều được lát đá và những phiến đá nhỏ bị bào mòn bởi dấu chân của nhiều thế hệ người dân địa phương cũng như khách du lịch đến đây. Đối với du khách, những con hẻm chạy xuyên suốt cổ trấn và nơi họ có thể chiêm ngưỡng những ngôi nhà gỗ cổ được thiết kế độc đáo nằm dọc bên bờ sông Đà Giang.
 

Sông Đà Giang và cuộc sống của người dân tại Phượng Hoàng Cổ Trấn

Trải dài theo đường chéo từ Tây Bắc đến Đông Nam của Phượng Hoàng Cổ Trấn, sông Đà Giang là nguồn sống của người dân địa phương. Bên bờ sông Đà Giang, người ta bắt gặp những cảnh sinh hoạt bình dị của người dân nơi đây: Phụ nữ giặt đồ bằng tayĐàn ông đánh cá bằng lưới. Ở ngôi làng cổ của Trung Quốc này, cứ vào 5h sáng, những người dân sống trong cổ trấn thường mang quần áo ra giặt giũ dọc hai bên dòng sông. Mặc dù hầu hết nhà nào cũng có máy giặt và máy sấy nhưng người dân nơi đây vẫn thường giặt quần áo bằng cách dùng chày đập. Tiếng đập quần áo vẫn thường vang lên giữa không gian tĩnh mịch vào những buổi sáng còn mờ hơi sương từ lâu đã trở thành nét văn hóa của vùng đất thanh bình này.

Trên sông Đà Giang, thuyền bè cũng là phương thức di chuyển được sử dụng thường xuyên ở cổ trấn với mục đích đưa đón khách tham quan và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

 

Tộc người Miêu ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

Người dân địa phương ở Phượng Hoàng Cổ Trấn phần đông thuộc dân tộc người Miêu. Phụ nữ Miêu có vẻ đẹp tự nhiên và đặc trưng, nổi bật trong trang phục màu xanh truyền thống và khăn trắng. Trong các lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng phụ nữ Miêu trong những bộ trang phục truyền thống và các món trang sức làm bằng tay từ bạc rất bắt mắt.
 
Phượng Hoàng Cổ Trấn 05
 
Phượng Hoàng Cổ Trấn 06

Những vật dụng hay trang sức bạc được bày bán trong các tiệm đồ lưu niệm tại cổ trấn được làm từ bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công nơi đây. Ngoài trang sức bạc, cà vạt, các loại vải vóc, giày thổ cẩm…mang nét đặc trưng của Phượng Hoàng được bày bán rất nhiều trên đường phố, rất thích hợp để du khách lựa chọn làm quà lưu niệm. Người Miêu thân thiện và hiếu khách, họ thường giao lưu với du khách thông qua những hoạt động giải trí và hoạt động truyền thống.

Bằng cách nào đó, thời gian dường như không hề chảy qua thị trấn cổ xưa này trong nhiều thế kỷ, và điều thể hiện rõ rệt nhất trong một phần tính cách của người dân nơi đây: Chăm chỉ, Đơn giảnCó phần kỹ tính.

Phượng Hoàng Cổ trấn đem đến cho du khách cái nhìn về một Trung Quốc khách hẳn so với trải nghiệm từ những chuyến tham quan tới các thành phố hiện đại và hoa lệ. Chắc chắn với mỗi du khách đến với cổ trấn đẹp như tranh vẽ này đều sẽ có cảm nhận chung đây là chuyến đi đáng nhớ nhất trong cuộc đời.

Công ty du lịch Elite Tour

Tin Liên Quan

top-5-homestay-dep-tai-ha-giang

Đã đăng Tuesday, October 11, 2022

Top 5+ Homestay đẹp tại Hà Giang

Top 5+ Homestay đẹp tại Hà Giang cảnh quan hùng vĩ đẹp ấn tượng, gần gũi thiên nhiên và giá tiền hợp lý thuận tiện di chuyển thăm quan

top-10-khach-san-cao-cap-bac-nhat-da-nang

Đã đăng Tuesday, October 11, 2022

Top 10+ khách sạn cao cấp bậc nhất Đà Nẵng

Nếu bạn thuộc team yêu thích du lịch nghỉ dưỡng, những khách sạn sang chảnh và chọn Đà Nẵng làm điểm đến không thể bỏ qua top 10+ khách sạn 5 sao cao cấp bậc nhất Đà Nẵng dưới đây!

Zalo